Thứ Tư, 17 tháng 5, 2023

Biến chứng bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp như thế nào

 


Bụi phổi là căn bệnh thường gặp hiện nay và nhiều người mắc phải. Vậy biến chứng bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Bệnh bụi phổi bông là bệnh của đường thở gây ra do tiếp xúc với bụi bông, lanh, gai, đay biểu hiện bằng tức ngực, khó thở vào ngày làm việc đầu tuần sau ngày nghỉ cuối tuần. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về biến chứng của bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp.

Biến chứng bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp như thế nào

1. Biến chứng của bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp

Bệnh bụi phổi bông là bệnh về đường hô hấp mạn tính do các loại bụi bông, bụi gai, bụi đay. Dấu hiệu của bệnh được chia làm 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn sớm:

Các dấu hiệu đặc trưng là tức ngực vào ngày lao động, triệu chứng tức ngực xuất hiện vào ngày thứ hai, kéo dài cho đến hết ca lao động và triệu chứng hết ngay sau khi rời vị trí lao động. Ở giai đoạn này, các triệu chứng kéo dài nhưng nhẹ dần vào các ngày cuối tuần. Cuối cùng, người công nhân có biểu hiện bệnh trong tất cả các ngày làm việc và ngay cả khi chuyển nghề không có bụi bông nữa, bệnh không thuyên giảm.

+ Giai đoạn cuối:

Không phân biệt được với bệnh viêm phế quản mạn, giãn phế quản nang. Do bệnh nhân thường quên đi những triệu chứng sớm, vì vậy bệnh được xác định không phải do nghề nghiệp trừ khi khác thác bệnh lý có triệu chứng đau tức ngực đặc trưng vào ngày lao động đầu tiên.

Không thấy biến đổi đặc hiệu của bệnh bụi phổi bông và cũng không xác định được một hình ảnh bệnh lý nào ở phổi của bệnh nhân đã tử vong do bệnh này trên phim X-quang phổi.

Ngoài các dấu hiệu kể trên, còn có một số triệu chứng khác như ho, khô miệng, mệt mỏi, nhức đầu và đặc biệt là sốt. Các triệu chứng trên xuất hiện và mất đi trong vòng 3 - 6 giờ.

Sau thời gian tiếp xúc từ 8 - 19 năm, bệnh phát triển đến tình trạng suy hô hấp và không hồi phục, bệnh cảnh lâm sàng là giãn phế quản-phế nang.

+ Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh bụi phổi bông:

Người lao động mắc bệnh bụi phổi bông nếu không được chuyển nghề, bệnh có thể tiến triển gây ra những biến chứng với các cơn dữ dội, khạc đờm xám, khó thở tăng, biểu hiện của bệnh viêm phế quản mạn tính và giãn phế nang dẫn đến suy hô hấp và suy tim.

2. Nguyên nhân mắc bệnh bụi phổi

Thành phần trong sợi bông rất phức tạp vì sợi bông mọc ở những nơi khác nhau sẽ bị ảnh hưởng theo một cách riêng và thường bị trộn lẫn với thành phần của thân, lá, vỏ quả bông,...

Thành phần chính của sợi bông: cellulose (chiếm tỉ lệ lớn nhất), SiO2, tanin và các vi sinh vật. Trong đó, tanin và nội độc tố trong vi sinh vật được xem là tác nhân chủ yếu gây bệnh bụi phổi bông.

Ngoài bụi sợi bông, bụi sợi lanh, gai, cây dứa cũng là nguyên nhân. Những loại bụi này chỉ gây bệnh khi dùng phương pháp ngâm để lấy sợi.

+ Nguy cơ mắc phải:

Bất kì ai cũng có khả năng mắc bệnh bụi phổi bông khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh. Bệnh phổ biến nhất ở những người tiếp xúc với sợi bông, lanh gai,... thường xuyên, đặc biệt là những người công nhân nhà máy sản xuất bông hoặc vải.

Cơ chế gây bệnh vẫn chưa được xác định rõ. Nhưng sợi bông nằm trong nhóm những dị nguyên dễ gây dị ứng và kích ứng khi chúng ta hít phải.

+ Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh bụi phổi bông:

Làm trong tát cả công đoạn phải tiếp xúc và sơ chế sợi bông.

Làm công nhân nhà máy chế biến bông y tế do quá trình hấp ướt bông nguyên liệu.

Làm việc tại các cơ sở sử dụng bông tái sinh, do bông bị nhiễm bẩn bởi vi sinh vật rất nặng nề.

Trong công nghiệp chế biến và kéo sợi lanh - gai, dứa sợi, bụi phát sinh nhiều ở bộ phận làm mềm, chải và kéo sợi.

3. Người làm việc ở khu vực bông sợi nên tham khảo sử dụng sản phẩm BLCare Max giúp phổi luôn khỏe mạnh:

BLCare Max là viên uống bảo vệ sức khỏe hô hấp, bảo vệ phổi trước các tác nhân gây hại và phục hồi chức năng phổi bị hư tổn, giúp phòng chống và hỗ trợ điều trị ung thư phồi và các bệnh lý về phổi như Viêm phổi, Viêm phế quản, Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), Viêm màng phổi (viêm phế mạc), Thuyên tắc phổi, Phù phổi, Xơ hóa phổi, Bệnh bụi phổi, Hội chứng suy hô hấp, Bệnh u hạt (Sarcoidosis), Hen phế quản ...

BLCare Max

https://bizweb.dktcdn.net/100/164/964/files/hotline-dat-hang.jpg?v=1498880799513

BLCare Max là một sản phẩm chuyên biệt cho phổi được đăng ký bản quyền thương hiệu giữa các nhà khoa học của Hãng Enrinity Supplements Inc và Nhà Xuất Khẩu Veda Biologics, LLC U.S.A và nhà phân phối BNC Medipharm để hỗ trợ điều trị các bệnh lý phổi, trong đó dược chất chính là N-Acetyl Cystein là tiền chất của dược chất Glutathione kết hợp các dược chất chiết xuất thiết yếu có hoạt tính sinh học cao, với sinh khả dụng mạnh tác dụng hợp đồng cộng hưởng thúc đẩy sức khỏe của phổi, giãn phế quản và kiểm soát các tế bào viêm, ức chế giải phóng các chất trung gian gây viêm, từ đó làm giảm chất nhầy trong đường hô hấp và tống đẩy đờm ra ngoài.

BLCare Max là phức hợp độc quyền giữa các dược chất sinh học chiết xuất từ cây xương cựa thương hiệu MPC, giống nho (Muscadine) trồng ở Georgia, Nấm Linh Chi và mô tuyến ức. Tất cả các thành phần dược liệu đều có nguồn gốc tự nhiên này được định hướng chuyên sâu bằng các nghiên cứu khoa học tập trung để cải thiện sức khỏe đường hô hấp giúp dễ thở, thông khí tối ưu, an toàn và hiệu quả. BLCare Max giúp giảm ho, long đờm, giải độc và làm sạch phổi, loại bỏ tắc nghẽn, giảm co thắt, tăng cường sức khỏe các mô phế nang phổi, cải thiện khả năng hấp thụ và tiêu thụ oxy của phổi, giữ lưu thông đường thở thông thoáng và cân bằng lượng chất nhầy, giảm tiết chất nhầy trong bệnh rối loạn chức năng nhầy, bệnh nhầy nhớt.

>>> Chi tiết sản phẩm xem tại: BLcare Max - Giải pháp cho người bệnh phổi

4. Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa bệnh bụi phổi

Các biện pháp phòng ngừa bệnh bụi phổi bông bao gồm:

+ Phải có hệ thống thông gió hút bụi, lọc bụi.

+ Cần phải giám sát môi trường lao động bằng cách đo trọng lượng bụi để phát hiện các quy trình công nghệ có nguy cơ gây bệnh và để duy trì biện pháp chống bụi.

+ Công nhân cần phải được trang bị và sử dụng khẩu trang.

+ Ngoài ra, đối với nơi nào có nồng độ bụi quá cao mà buộc phải tiếp xúc thì nên tổ chức để công nhân làm việc từng giai đoạn ngắn ở đó.

+ Tổ chức khám định kỳ nhằm loại trừ các quy trình sản xuất nhiều bụi bông ở những người mắc bệnh phổi mạn tính không đặc hiệu, lao phổi, hen dị ứng hay bất kỳ một bệnh phổi nào khác có thể gây biến đổi chức năng hô hấp. Khi khám tuyển, phải chụp X-quang, đo chức năng hô hấp, chú ý đo thể tích thở ra tối đa/giây. Những người nghiện thuốc lá, thuốc lào nặng, những người có thể tích thở ra tối đa/giây giảm dưới 60%, không được làm nghề tiếp xúc bụi bông.

5. Khi nào người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế?

Người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả khi có các triệu chứng khó thở, ho dai dẳng kéo dài, ho khan hoặc ho có đờm đen. Thêm vào đó, nếu người bệnh nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh nên đến ngay cơ sở y tế để được tầm soát, phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường và có phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

+ Phương pháp chẩn đoán:

Khi có các triệu chứng bất thường ở phổi, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và hỏi về môi trường làm việc, cũng như tiền sử các bệnh lý liên quan nếu có. Tiếp đó, để việc chẩn đoán mức độ bệnh bụi phổi được chính xác hơn, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện các phương pháp kiểm tra cận lâm sàng. Chuyên gia khuyến cáo, công nhân khai thác than dưới lòng đất phải chụp X-quang phổi sau mỗi 3 năm hoặc 5 năm để phát hiện sớm bệnh và can thiệp kịp thời.

Các phương pháp chẩn đoán xác định bụi trong phổi gồm:

- Hỏi về môi trường làm việc, lịch sử và mức độ tiếp xúc với bụi;

- Tiền sử mắc các bệnh lý liên quan đến phổi;

- Kiểm tra thể chất;

- Chụp X-quang hoặc CT ngực nhằm phát hiện các nốt phổi, khối u trong phổi và bệnh mô kẽ;

- Xét nghiệm khí máu.

- Sinh thiết bằng phẫu thuật nhằm lấy mô phổi để thực hiện thêm các xét nghiệm cần thiết khác.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu xem biến chứng bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp như thế nào và cách điều trị ra sao. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Bài viết cùng chuyên mục:

>>> Cách chữa viêm phế quản không dùng kháng sinh - BNC medipharm

>>> Bệnh viêm phế quản cấp là gì và cách phòng bệnh ra sao?

>>> Cách chữa viêm phế quản bằng mật ong hiệu quả

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét